Giỏ hàng

Cách Lựa Chọn Đồng Hồ Áp Suất Nước

Cách lựa chọn đồng hồ áp suất trong ứng dụng đo đo áp suất nước: Hệ thống bơm cấp nước toàn nhà ( nước sinh hoạt; nước phòng cháy chữa cháy..) hoặc hệ thống xử lý nước trong nhà máy công nghiệp, nhà máy nước… Việc sử dụng đồng hồ áp suất để theo dõi áp suất nước là vô cùng cấn thiết để kiểm soát sự an toàn, đảm bảo của hệ thống cấp nước, xử lý nước

Hiện nay, có rất nhiều chủng loại đồng hồ áp suất trên thị trường. Tuy nhiên, để các bạn có thể lựa chọn đồng hồ áp suất đáp ứng yêu cầu cũng như tối giản được chi phí, trong bài viết này, tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm, kiến thức của bản thân về việc lưa chọn đồng hồ áp suất phù hợp.

  1. Vật liệu

Vật liệu của đồng hồ áp suất ảnh hưởng tới giá thành của sản phẩm.

Thường sẽ có 2 loại đồng hồ áp suất như sau:

-Vỏ inox; chân đồng: Giá thành rẻ hơn. Tuy nhiên, sau quá trình hoạt động phần chân kết nối bằng đồng sẽ bị Oxi hóa ( đóng ten màu xanh – đồng oxit), làm ảnh hưởng tới chất lượng nước.

-Vỏ inox; chân inox: Giá thành cao hơn. Đồng hồ áp suất loại này có khả năng chống lại sự ăn mòn, oxi hóa … đảm bảo chất lượng nước cũng như cho độ bền cao hơn.

            

Do đo, nếu không đòi hỏi chất lượng cao, các bạn nên dùng loại đồng hồ áp suất vỏ inox chân đồng để tối giản chi phí.

Đối với ứng dụng nghiêm ngặt về chất lượng nước như: Nước uống – ( trong các nhà máy sản xuất nước đóng chai); nước sử dụng cho ngành thực phẩm ( nấu bia, rượu ….) bạn nên sử dụng đồng hồ áp suất inox toàn bộ.

  1. Đường kính mặt đồng hồ

Đồng hồ áp suất thường có các mặt hiển thị: 40; 50; 63; 75; 80; 100; 150; 200; 250….

Kích thước và giá tiền tỷ lệ thuận với nhau. Kích thước các lớn, giá của đồng hồ áp suất sẽ càng cao.Do đó, Nếu đồng hồ ở thấp, ngang tầm mặt bạn chỉ cần dùng đồng hồ áp suất có kích thước 63mm

Nếu đồng hồ ở vị trí cao, khó quan sát, hay cần độ chính xác cao, bạn cần sử dụng loại đường kính: 100m; 150 mm..

  1. Thang đo áp suất

Thang đo áp suất là thông số quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và độ bền của đồng hồ áp suất.

Ví dụ trong ứng dụng bơm nước lên tòa nhà:

10 mét nước ~ 1 kg/cm2~ 1 bar

Để bơm lên tầng 20 của tòa nhà – độ cao 80 mét. Áp suất tối thiểu bơm cần đạt là 8 kg/cm2 hay 8 bar

Để bơm lên tầng 30 của tòa nhà – độ cao 12 mét. Áp suất tối thiểu bơm cần đạt là 12 kg/cm2 hay 12 bar

Lựa chọn thang đo áp suất phù hợp cho đồng hồ cần dựa và áp suất của bơm

Cách tốt nhất, chúng ta nên chọn thang đo của đồng hồ áp suất để áp suất của bơm bằng 40% – 70% áp suất của đồng hồ.

Ví dụ: Áp suất tối đa của bơm cần đạt được là 2 bar, bạn nên chọn đồng hồ áp suất có thang đo là 4 bar.

Áp suất của bơm là 10 bar, bạn cần chọn đồng hồ có thang đo đo là 16 bar.

Với áp suất của bơm là 6 bar; bạn có thể chọn đồng hồ có thang đo là 7 bar. Tuy nhiên, trong trường hợp này, ống Bourdon của đồng hồ luôn bị giãn ở mức cao, làm ống bourdon nhanh mất tính đàn hồi, dẫn đến sai số sau một thời gian sử dụng.

  1. Cấp chính xác
  • Đồng hồ áp suất mặt 63mm: 1.6% hoặc 2% ( trên toàn thang đo)
  • Đồng hồ áp suất mặt 100mm; 150mm: 1% ( trên toàn thang đo)
  1. Kiểu kết nối của đồng hồ áp suất

Việc lựa chọn kiểu chân kết nối của đồng hồ áp suất liên quan đến phần thiết kế cơ khí

Các kiểu kết nối thông dụng của đồng hồ áp suất: Chân đứng; chân sau; chân sau có vành lắp bảng….

  1. Kích thước kết nối ren

Các kiểu kết nối ren thông dụng:

  • Ren 1/4″ NPT: đồng hồ áp suất mặt 63mm
  • Ren 3/8″ NPT: đồng hồ áp suất mặt 80mm; 100mm
  • Ren 1/2″ NPT: đồng hồ áp suất mặt 100mm; 150mm…
Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top